10 điều thú vị về lễ hội chùa Bà Bình Dương

Chùa Bà Thiên Hậu là một nơi linh thiêng nhất ở Bình Dương, là ngôi chùa có kiến trúc mái vòm độc đáo được đồng bào người Việt gốc Hoa xây dựng để thờ nữ thần Thiên Hậu Thánh Mẫu. Hằng năm có tổ chức lễ hội chùa Bà vào rằm tháng giêng âm lịch, thu hút rất nhiều du khách thập phương, không khí rất náo nhiệt. Vậy bạn đã từng nghe qua và tham dự lễ hội Chùa Bà chưa? Hãy cùng mình tìm hiểu 10 điều thú vị về lễ hội chùa Bà Bình Dương nhé!

Tục Thỉnh Lộc Bà và Rước Kiệu Bà

Đến với Bình Dương vào khoảng rằm tháng giêng, tức là cả ngày 14 bạn sẽ xem người dân thường thỉnh lộc Bà để mang ánh sáng, hương thơm và may mắn đến gia đình họ. Ngày 15 thì lễ rước kiệu Bà bắt đầu, hầu như người dân ở Bình Dương và du khách tham quan đều đổ về để chứng kiến lễ hội hoành tráng và linh thiêng này.

Đặc sắc trang trí cho lễ hội chùa Bà Bình Dương

Với một lễ hội mang văn hóa của người Hoa hầu như được trang hoàng lộng lẫy đầy màu sắc của những chiếc lồng đèn và cờ. Chùa Bà trước ngày lễ được chuẩn bị rất chu đáo về kiệu, điểm chú ý nhất là lồng đèn và cờ được trang trí từ cửa tam quan đến điện thờ, tạo không khí vui tươi, đặc sắc cho lễ hội.

Dịch vụ miễn phí trong lễ hội chùa Bà Bình Dương

Theo dọc các hẻm ngõ vào và trước Miếu Bà có lễ hội, người dân xung quanh nơi đây vui cười mến khách, có địa điểm phục vụ nước uống, khăn lạnh miễn phí, có khi còn yêu cầu dừng xe để treo cho du khách vài chai nước suối để cầm theo đi dọc đường cho đỡ nắng.  

Khi tham quan lễ hội chùa Bà Bình Dương bạn sẽ thấy các địa điểm phát nhang miễn phí, kể từ ngày có những địa điểm này mà du khách không bị “chặt chém” như lúc trước. Hơn nữa, tất cả dịch vụ giữ xe ở đây đều là miễn phí luôn nhé. Điều mà du khách ấn tượng nhất là các dịch vụ miễn phí, vì nếu ở điểm lễ hội khác du khách phải trả giá dịch vụ đi kèm rất cao.

Lễ hội là dịp để người dân vui chơi

Ngoài việc tổ chức lễ hội để tạ ơn thần thánh, cầu bình an cho chúng sinh, thiên hạ thái bình. Lễ hội chùa Bà Bình Dương còn được xem là cách tạo kết nối giữa thần thánh với đời thường, đưa sự linh thiêng vào cuộc sống của người dân. Lễ hội chùa Bà được tổ chức vào rằm tháng giêng là dịp để người dân vui chơi, giải trí trong không khí tết cổ truyền dân tộc.

Nghi thức cúng tế tại chùa Bà Bình Dương

Thông thường, nghi thức cúng tế ở Việt Nam thường được đọc sớ hay văn tế thần. Tuy nhiên, nghi thức cúng tế tại chùa Bà không dùng văn sớ và  văn tế thần mà dùng bài diễn văn bằng tiếng hoa với nội dung ca ngợi công lao của bà, kèm theo dâng ba tuần trà cùng với dòng chữ Tam Sinh, Ngũ Quả trên mảnh giấy đỏ.

ĐỌC THÊM:  Top 10 công ty trong khu công nghiệp Sóng Thần Bình Dương

Tái hiện Phật Quan Thế Âm Bồ Tát

Ở lễ hội chùa Bà Bình Dương, ngoài nghi thức rước Kiệu Bà, ở đây còn có sự tái hiện của Phật Quan Âm Bồ Tát, với tôn kính Phật là vị chí tôn, luôn che chở, đem đến bình an cho chúng sinh, Bà cũng là người hướng Phật, nên Phật sẽ tái hiện trong lễ hội này.

Không có quy định cụ thể về các vật dâng cúng thần

Như thường lệ, các lễ hội đều quy định vật dâng cúng thần. Tuy nhiên ở lễ hội chùa Bà Bình Dương, người dân có thể dâng cúng vật mà họ có tùy thuộc vào tấm lòng và không giới hạn số lượng. Các vật được dâng cúng thường là bánh, trái, hoa, thịt, ….

Múa lân sư rồng tại lễ hội chùa Bà Bình Dương

Với các lễ hội khác thì người dân chỉ dâng cúng lễ vật và dâng hương, kèm theo đó là hoạt động truyền thống văn hóa. Bạn sẽ được xem buổi biểu diễn đặc sắc của hơn 30 đoàn lân sư rồng. Tiếng trống của đoàn lân kèm với tiếng hô hào của người dân làm nên không khí lễ hội thêm rộn ràng.

Hoạt động hành hương người Việt gốc Hoa ngày lễ chùa Bà

Vào dịp lễ chùa Bà hằng nằm, người hành hương Việt gốc Hoa về chợ Thủ Dầu Một cúng bái, vay tiền làm ăn, trả lễ để rước hương lộc về nhà. Đây là tục lệ của người hành hương Việt gốc Hoa, để cho năm nay thuận lợi trong kinh doanh.

ĐỌC THÊM:  Búp Bê Silicon và Triết Học Tình Dục: Tình Yêu Hiện Đại

Lễ rước kiệu Bà

Đây là một lễ hội được chuẩn chị chu đáo, tổ chức quy mô nhất ở Bình Dương. Trình tự rước Kiệu rất rộn ràng và uy nghiêm như sau: Đi đầu là 4 con Hẩu – là linh vật của người Phước Kiến Trung Hoa, đoàn theo sau là 60 thanh niên mang cờ hiệu, kiếm và thanh long đao. Kế tiếp là 30 đội lân múa, đấu võ, theo sau là xe hoa và các thiếu nữ thắt bím ngọc nữ trên vai gánh hóa vải đủ màu sắc, đi trước kiệu Bà là đội kèn, sáo, trống , phèng la tiết tấu nhạc, trước kiệu Bà là hai   hương án thờ lớn, theo sát là ban quý tế có nhiệm vụ đổi án hương cháy dở lấy hương án thờ trao cho người dân, ai nhận được thì xem như là nhân lộc của Bà. Đoán theo sau là người dân và du khách tham dự, đi qua các đường Cách Mạng Tháng Tám, Nguyễn Du, Đại lộ Bình Dương rồi quay lại chùa.

Trên đây là tổng hợp 10 điều thú vị về lễ hội chùa Bà Bình Dương. Hy vọng những thông tin hữu ích này, sẽ giúp hiểu rõ về lễ hội chùa Bà khi khám phá Bình Dương nhé.

Bài viết liên quan